Hỗ trợ trực tuyến

  • Hotline
  • Công dụng chữa bệnh của trái nhàu

    Ngày đăng: 05/07/2018

    Ở Việt Nam, nhàu phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, như Khánh Hòa, Bình Định… thường mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy, thậm chí cả ở vùng rừng ven biển. Hiện nay có trồng nhiều nơi ở miền bắc như Hà Nội, Ba Vì, Thái Bình…. Nhàu thường được trồng ở vườn xen lẫn với các cây ăn quả khác. Từ nhàu có thể khai thác nhiều bộ phận để làm thuốc, như vỏ cây, rễ, lá, quả. Quả nhàu, thu hái khi quả đã già hoặc sắp chín, rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng khoanh tròn ngang quả dầy 5mm, phơi trong bóng râm cho khô, nơi thoáng gió, hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 500C đến khô.

    Theo đông y, trái nhàu vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, ác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu thường được dùng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trái nhàu còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

    công dụng trái nhàu

    Trị bệnh gút, tăng huyết áp, mất ngủ, đại tiện táo, đau lưng, nhức mỏi chân tay, rối loạn kinh nguyệt, khí hư: Quả nhàu chín 1kg rửa sạch, thái lát (cả hạt), cho vào máy xay sinh tố +300ml rượu trắng 40độ xay nhuyễn. Sau đó cho vào lọ thủy tinh thêm 200g đường trắng, đậy kín, ủ 7-10 ngày, mở ra cho 1.200ml rượu trắng vào trộn đều. Lọc, ép lấy nước cốt nhàu để dùng dần. Mỗi ngày uống 5ml sau bữa ăn, ngày 2-3 lần (nếu không uống được rượu thì có thể pha loãng với nước ấm).

    Trị táo bón, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh: Quả nhàu chín: 3 quả ăn với muối.

    Trị chấn thương phần mềm (bong gân, tụ huyết, sưng đau): Quả nhàu chín bẻ đôi thoa lên vết thương, sau đó bỏ hạt, giã nát, đắp vào chỗ đau băng lại ngày 2 lần.

    Trị kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt: Quả nhàu già nướng chín 3-5 quả ăn. Hoặc dùng bài: lá nhàu 12g, cỏ sữa 10g. sắc uống.

    Trị ho ra máu: Rễ nhàu (khô) 40g, thiên môn 20g, bách bộ 20g. Sắc uống.

    Trị tăng huyết áp: Rễ nhàu (khô) 30g hãm hoặc sắc uống mỗi ngày; 10-15 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 1 tuần, tùy theo mức độ huyết áp lúc đó, có thể dùng tiếp liệu trình sau. Khi huyết áp đã hạ, những lần sau có thể giảm liều xuống 10 – 12g hoặc 6-8g. Có thể nấu thành cao lỏng để dùng dần.

    công dụng trái nhàu

    Trị đau lưng, đau nhức xương, đau dây thần kinh ngoại biên: Rễ nhàu 100g thái nhỏ hoặc tán bột thô, ngâm trong 1.500ml rượu trắng 35, sau 4-6 tuần. Để lắng, lọc bỏ cặn, lấy dịch ngâm. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn.

    Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 8g. Sắc uống trong ngày.

    Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, huyết áp cao: Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g; gừng sống 3 lát. Sắc uống trong ngày. Uống ấm.

    công dụng trái nhàu

    Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm từ quả Nhàu sử dụng và tặng người thân, khách hàng…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://nonifruit.vn/ – Zalo 0973 765 730 để có thể mua được hơn 30 sản phẩm chiết xuất từ quả Nhàu ( Noni fruit ) tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Xin chân thành cảm ơn!

    Shop Trái Nhàu A ĐẠT I Bán nước cốt trái Nhàu  I Công dụng nước cốt trái Nhàu I Bán các sản phẩm từ quả Nhàu

    Nguồn: tổng hợp

    Tin liên quan

    Khi Trái Nhàu Chuyển Đen Có Phải Hư Không? Giải Đáp Chính Xác Từ Chuyên Gia

    13/06/2025

    Khi trái nhàu tiếp xúc với không khí, ánh sáng và nhiệt độ, các hoạt chất bên trong như anthraquinon, tanin sẽ bị oxy hóa, khiến phần vỏ hoặc ruột chuyển sang màu nâu đậm hoặc đen. Đây là phản ứng tự ...

    Xem thêm

    Công Dụng Của Nhàu Ngâm Đường – Thức Uống Dân Gian Tốt Cho Sức Khỏe

    13/06/2025

    Nhàu giúp kích thích nhu động ruột, tăng cường khả năng hấp thu và cải thiện hệ tiêu hóa. Người hay bị đầy hơi, khó tiêu, táo bón có thể cảm nhận rõ cải thiện sau 1–2 tuần dùng đều ...

    Xem thêm

    Công dụng nổi bật của cao nhàu cô đặc

    13/06/2025

    Cao nhàu cô đặc được nấu từ trái nhàu chín bằng phương pháp truyền thống hoặc hiện đại, sau đó cô đặc thành dạng sánh đặc màu nâu sẫm. Quy trình cô đặc giúp giữ lại tối đa các hoạt chất quý ...

    Xem thêm

    Đặc tính và tác dụng phụ của cao nhàu cô đặc

    11/06/2025

    Cao nhàu là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn bảo vệ sức khỏe từ gốc, đặc biệt là người tiểu đường, xương khớp, mất ngủ, người cao tuổi.

    Xem thêm

    Tại sao nước cốt nhàu có vị chua? Vị chua có ảnh hưởng đến dạ dày không?

    09/06/2025

    Nước cốt nhàu có vị chua là hiện tượng tự nhiên và tốt cho sức khỏe, không phải là dấu hiệu hư hỏng. Vị chua này hoàn toàn không gây hại dạ dày nếu dùng đúng cách, ngược lại còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, ...

    Xem thêm
    Wordpress Social Share Plugin powered by Ultimatelysocial