Danh mục
Hỗ trợ trực tuyến
Tin tức
Trái nhàu có trị tiểu đường không?
Trái nhàu không phải là một phương pháp điều trị ...
Công dụng trái nhàu tươi
Nhờ vào hoạt chất scopoletin, trái nhàu hỗ trợ ...
Trái nhàu chữa được bệnh gì ?
Nước cốt Trái Nhàu còn giúp điều chỉnh để làm hệ ...
Nước cốt nhàu có giảm mệt mỏi? công dụng nước cốt nhàu
Một số nghiên cứu còn cho thấy, nước trái nhàu sẽ ...
Mách bạn cách sử dụng trái nhàu trị bướu cổ tại nhà rất hay
Các hoạt chất Flavonoid trong quả Nhày kích thích ...
Bật mí loại quả tốt cho người bị tiểu đường, người bệnh không nên bỏ qua
Một cuộc điều tra ở 25.000 người uống nước ép ...
Lá nhàu ăn sống được không? Ăn lá nhàu có tác dụng gì?
Với đọt lá nhàu non, chúng có thể được dùng để ...
Cùng thử khám phá công dụng nước cốt nhàu nguyên chất
Công dụng của trái nhàu còn giúp ngăn ngừa các ...
Nước cốt trái nhàu dinh dưỡng như thế nào?
Tìm hiểu chung
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Quả Nhàu.
Tên khác: Cây ngao; nhàu rừng; nhàu núi; Noni Fruit
Tên khoa học: Fructus Morindae citrifoliae. Họ Cà phê (Rubiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Quả Nhàu là loại quả tụ có nhiều quả đơn dính sát nhau tạo thành. Quả có hình bầu dục hơi thuôn dài, chiều dài khoảng 4 cm đến 8 cm, rộng khoảng 2,5 cm đến 5 cm, cuống dài khoảng 0,5 cm đến 1 cm. Quả dễ rụng khi chín. Quả có màu xanh lục, cứng chắc, mặt ngoài có nhiều mắt hình đa giác sần sùi, mỗi mắt là một quả đơn, bên trong là lớp cơm mềm màu trắng đục bao quanh một hạt hình trứng. Hạt hình trứng dài khoảng 0,5cm đến 1 cm, vỏ ngoài màu nâu bóng, nhân hạt màu trắng, có chứa nhiều dầu béo.
Khi chín, quả chuyển sang màu trắng hoặc vàng nhạt, mềm, mọng nước, dễ bị bã, mùi nồng hơi khai, để lâu ngoài không khí chuyển thành màu nâu đen. Khi phơi khô, lát cắt có hình tròn hay bầu dục, màu nâu đen, thể chất dai, cứng, khó bẻ.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Nhàu mọc hoang nhiều tại vùng Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Ở nước ta, loài thực vật này phân bố chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Bình Dương,…
Quả Nhàu được thu hoạch quanh năm, khi quả già hoặc sắp chín. Sau đó, quả được rửa sạch cắt thành từng khoanh tròn dày khoảng 3 mm đến 5 mm, phơi trong bóng râm, nơi thoáng gió hoặc sấy nhẹ đến khô.
Quả sấy khô được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, trong bao bì kín.
Bộ phận sử dụng
Quả già hay quả chín. Có thể dùng tươi hoặc sấy khô.
Thành phần hoá học
Phân tích thành phần hóa sinh trong dịch chiết quả Nhàu gồm có: Cellulose (19,33%), đường khử (5,27%), protein (2,8%) và lipid (8,75%).
Trong quả Nhàu có khoảng 100 hoạt chất hóa học khác nhau như morinda diol, soranjidiol, axit rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete,…
Hoạt độ của enzyme chống oxy hoá bao gồm: Catalase (C-ase) và Peroxidase (P-ase).
Hoạt độ của enzyme C-ase ở quả Nhàu rất cao đạt 32,626 U/mg protein, đây là loại enzyme chứa sắt xúc tác cho phản ứng phân giải Hydrogen Peroxide (chất oxy hóa mạnh được sản sinh trong quá trình trao đổi chất của cơ thể) thành nước và oxy. Trong hệ thống enzyme antioxidant (enzyme chống oxy hóa) thì C-ase là một trong những enzyme quan trọng nhất. Hoạt độ enzyme này ở quả Nhàu cao hơn so với một số loại thực vật khác như Dứa xanh 2,38 U/mg protein, Dưa leo 3,03 U/mg protein, vỏ Nha đam non 25,33 U/mg protein, củ Gừng 0,06 U/mg protein,…
Hoạt động P-ase của quả Nhàu cũng rất cao (68,818U/mg protein). Loại enzyme chống oxy hóa này cũng góp phần ngăn chặn sự nhiễm độc của tế bào bằng cách phân hủy Hydrogen Peroxide được tạo thành trong quá trình trao đổi chất. Ngoài ra enzyme này còn xúc tác cho các phản ứng oxy hóa nhiều loại polyphenol và amin thơm, tạo thành các sản phẩm khác nhau.
Ngoài ra, quả Nhàu còn có một số chất chống oxy hóa quen thuộc như: Vitamin C khoảng 121 mg/100g, Glutathion dạng khử (GSH) khoảng 2,270 µM/g,…
Sự có mặt của Flavonoid trong dịch chiết quả Nhàu thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh với các loại vi sinh vật kiểm định. Trong đó đáng chú ý là 2 loại vi khuẩn gồm Staphylococcus aureus và Salmonella typhi.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Tính vị, quy kinh
Quả Nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát.
Quy vào kinh Thận, Đại trường.
Công năng, chủ trị
Quả Nhàu có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ khái.
Chủ trị: Táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, hạ sốt, chữa ho, hen, đau nhức xương khớp, đau đầu kinh niên. Ngoài ra còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo y học hiện đại
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tăng huyết áp là một trong những vấn đề bệnh lý phổ biến được quan tâm hàng đầu hiện nay. Trên thị trường đã có nhiều chế phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp có thành phần được chiết xuất từ các bộ phận của cây Nhàu như rễ, thân, quả,… sự kết hợp của các hợp chất hoạt tính sinh học Rutin và Scopoletin được phát hiện trong lá và quả Nhàu có tác dụng giảm đáng kể áp lực máu gây hạ huyết áp, cải thiện lưu lượng máu tuần hoàn và rối loạn lipid máu.
Giảm ảnh hưởng xấu từ khói thuốc lá và ngăn ngừa ung thư
Khói thuốc lá có nhiều hóa chất gây hại ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hô hấp, cũng như mọi tế bào khác của cơ thể do chứa nhiều chất oxy hóa độc mạnh và làm tăng các gốc tự do. Với thành phần giàu chất chống oxy hóa từ quả Nhàu, các nghiên cứu được thực hiện trên những người nghiện thuốc lá nặng cho thấy việc sử dụng khoảng 118ml nước ép quả Nhàu mỗi ngày liên tục trong một tháng có thể làm giảm 30% số lượng gốc tự do trong cơ thể.
Ngoài ra, các polysaccharide được sulfat hóa trong quả này có đặc tính chống ung thư, làm gián đoạn sự tương tác của glycosaminoglycans của một số protein sinh ung, giảm 45% mức độ hóa chất có khả năng gây ung thư phổi ở người hút thuốc lá.
Hỗ trợ hạ đường huyết trên người bệnh đái tháo đường
Các nghiên cứu cho thấy tác dụng làm tăng sự nhạy cảm của insulin trên mô tế bào và thúc đẩy quá trình sản xuất insulin ở tụy, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định lượng đường huyết ở những người bệnh đái tháo đường. Hiệu quả giảm đáng kể đường huyết và giá trị HbA1c (chỉ số đánh giá lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu) sau bốn tuần sử dụng nước ép quả Nhàu đã được các nhà khoa học ghi nhận.
Ngoài ra, Beta-carotene, Vitamin nhóm A, B và các chất chống oxy hóa có trong quả Nhàu sẽ giúp cơ thể sản sinh ra Scopoletin và Nitric oxide, từ đó giúp làm giảm những triệu chứng liên quan đến đái tháo đường, ngăn chặn các biến chứng cấp và mạn tính của căn bệnh này.
Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp và loãng xương
Dịch chiết quả Nhàu với thành phần Methanolic không chỉ làm tăng biểu hiện tái tạo xương giúp cải thiện tình trạng hủy xương ở người bị loãng xương mà còn làm giảm các hóa chất gây viêm giúp giảm sưng đau trong các bệnh lý thoái hóa cột sống và các khớp, viêm khớp,…
Tăng cường miễn dịch
Các hoạt chất Flavonoid trong quả Nhày kích thích tăng sinh tế bào lympho và tăng sản xuất cytokine (IL-2 và IFN-γ), và kích thích biểu hiện Tyrosine Hydroxylase, các yếu tố tăng trưởng thần kinh và sản xuất Nitric oxide trong tế bào lách giúp tăng cường miễn dịch cơ thể.
Giúp giảm tiêu chảy, chống táo bón
Nước ép quả Nhàu chín vàng sử dụng hằng ngày giúp tăng co bóp của hệ tiêu hóa. Chính vì thế khi bị táo bón, chúng ta có thể uống 2 muỗng nước cốt trái nhàu giúp nhuận tràng và khiến cho việc đi ngoài dễ dàng do sự tăng co bóp của ruột.
Đối với bệnh lý tiêu chảy, bạn có thể sử dụng trái nhàu tươi nướng để ăn. Vị chát của quả Nhàu với nhiều Tanin sẽ giúp triệu chứng đi ngoài của bạn được cải thiện.
Làm đẹp da
Nước ép quả Nhàu là một phương pháp tốt trong việc làm đẹp và chăm sóc da. Các hoạt chất dinh dưỡng trong loại quả này có tác dụng kích thích sản xuất Collagen và ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn trên da.
Bên cạnh đó, các đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm của quả Nhàu sẽ hoạt động ở cấp độ tế bào và hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá, bỏng, dị ứng da và nổi mề đay.
Ngoài ra, quả Nhàu giàu các acid béo thiết yếu, hỗ trợ ngăn ngừa sự sản sinh các tế bào bất thường, giúp phục hồi cũng như duy trì sự trẻ trung, khỏe mạnh của làn da.
Liều dùng & cách dùng
Quả Nhàu tươi có nhiều cách sử dụng khác nhau, chúng tôi xin giới thiệu bạn những cách sử dụng phổ biến nhất:
Với những quả chín, bạn có thể ăn trực tiếp ngay sau khi rửa sạch với tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt.
Quả Nhàu nướng chín giảm tình trạng ho, hen phế quản, cảm hay kiết lỵ, chúng cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh đái tháo đường, huyết áp chưa ổn định.
Sử dụng quả Nhàu tươi để ngâm rượu cũng rất phổ biến trong dân gian.
Sử dụng quả Nhàu tươi, chín để trị mụn cóc: Bạn có thể đắp lát Nhàu được thái lên chỗ bị mụn, phải đảm bảo vùng da đó khô ráo và không phải là vết thương hở. Sau đó băng kín lại, mỗi ngày thay lát Nhàu 2 – 3 lần sẽ có thể làm rụng mụn cóc, mụn thịt.
Một số cách chế biến quả Nhàu tươi:
Làm nước cốt quả Nhàu:
- Sử dụng 1kg quả Nhàu tươi, chín vàng, rửa sạch, xay nhuyễn.
- Trộn Nhàu xay nhuyễn với 200g đường cát trắng. Cho vào bình thủy tinh, đậy nắp ủ khoảng 5 ngày.
- Sau 5 ngày, bạn cho thêm 1,2l rượu trắng 40 độ vào bình, trộn đều. Sau đó, bạn chắt lấy nước cốt quả Nhàu tươi, cho vào lọ thủy tinh sạch để sử dụng.
- Cách sử dụng như sau: Mỗi lần sử dụng một thìa cà phê, mỗi ngày 2-3 lần, uống sau ăn. Nếu khó uống, bạn có thể pha loãng với nước đun sôi để nguội.
Nhàu ngâm đường:
- Sơ chế quả Nhàu tươi, xanh với nước, để ráo, cắt thành 2 – 4 miếng. Sau đó, bạn cho vào bình ngâm chung với đường (liều lượng ngâm 1kg nhàu tương ứng với 400g đường trắng).
- Đậy nắp bình ngâm để tại nơi khô ráo, khoảng một tháng là bạn có thể lấy ra sử dụng.
- Cách sử dụng như sau: Mỗi ngày uống khoảng 1 – 2 thìa nhàu ngâm đường trước bữa ăn giúp ăn ngon miệng hơn.
Ngâm rượu Nhàu:
- Sơ chế quả Nhàu non, rửa sạch, để ráo, cắt làm đôi. Sau đó đem phơi 2 đến 3 nắng để quả héo lại.
- Cho quả Nhàu đã phơi vào bình ngâm rượu với tỉ lệ 1kg Nhàu và 2l rượu trắng (rượu 40 đến 45 độ).
- Đậy kín nắp bình, để nơi khô thoáng, tránh ánh nắng. Sau khi ngâm khoảng 1 tháng bạn có thể sử dụng.
- Cách sử dụng như sau: Uống 1 ly nhỏ rượu Nhàu trước bữa ăn. Mỗi ngày uống 1 – 2 lần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Rượu quả Nhàu với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Bài thuốc kinh nghiệm
Bài thuốc trị đau nửa đầu và đau đầu kinh niên
Bài thuốc gồm: 20g quả Nhàu, 12g Rau má, 12g Củ gấu, 10g Hau muôi trần. Cho thang thuốc vào 500ml nước lọc sắc còn 250ml nước thuốc. Mỗi ngày uống 2 lần và uống khi thuốc còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc trị đau lưng, tê bại và nhức mỏi
Bài thuốc gồm: 1kg quả Nhàu non, 2l rượu trắng 40 độ. Nhàu sau khi rửa sạch thì cho vào 2 lít rượu để tiến hành ngâm. Ngâm rượu quả Nhàu trong vòng 3 tháng có thể lấy ra sử dụng. Mỗi ngày, uống từ 30ml đến 50ml rượu ngâm để hỗ trợ giảm các cơn đau khớp, nhức mỏi cơ và tê bại.
Bài thuốc trị tiêu chảy, cảm sốt và bệnh kiết lỵ
Bài thuốc gồm: 3 đến 5 quả Nhàu tươi, rửa sạch Nhàu cho vào 500ml nước lọc để đun sôi. Đun sôi đến khi còn lại 200ml nước thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 1 đến 3 ngày, theo dõi tình trạng bệnh, nếu trong quá trình sử dụng diễn tiến bệnh nặng hơn thì ngưng thuốc và đưa người bệnh đến chữa trị tại cơ sở y tế.
Bài thuốc trị mất ngủ, an thần, suy nhược thần kinh và huyết áp cao
Bài thuốc gồm: 20g quả Nhàu khô, 20g Vỏ bưởi, 20g Thảo quyết Minh, 11g Thổ phục linh, 7g Rau má, 3 lát Gừng tươi. Cho thang thuốc vào 500ml nước sắc còn 250ml nước thuốc. Uống nước thuốc mỗi ngày để và theo dõi quá trình cải thiện bệnh.
Bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt
Bài thuốc gồm: 20g quả Nhàu khô, 12g Hương phụ, 20g Ích mẫu, 6g Cam thảo dây. Cho thang thuốc vào 750ml nước lọc sắc thành nước thuốc. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống để ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý
Với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị một số bệnh lý, nhưng khi sử dụng quả Nhàu bạn vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Tác dụng phụ của quả Nhàu
Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào ghi nhận khi sử dụng quả Nhàu gây ra các tác dụng phụ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dùng. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị dị ứng với các thành phần hoạt chất có trong quả Nhàu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bên cạnh đó, người bị các vấn đề về chức năng gan thận nên thận trọng khi sử dụng bất cứ các loại thuốc nào, kể cả quả Nhàu. Ngoài ra, không nên lạm dụng sử dụng quá liều lượng để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Đối tượng phù hợp sử dụng quả Nhàu
Không phải bất kỳ đối tượng nào cũng phù hợp sử dụng quả Nhàu và các chế phẩm từ quả này. Một số đối tượng phù hợp sử dụng quả Nhàu gồm:
- Người bị đau nhức xương khớp, đau nửa đầu và bị nhức đầu kinh niên.
- Người có tình trạng huyết áp chưa ổn định.
- Người có tình trạng đường huyết chưa ổn định.
- Những trường hợp cảm sốt, hen suyễn, ho và phát ban.
- Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm nấm men.
- Những trường hợp mất ngủ, suy nhược cơ thể, căng thẳng mệt mỏi.
Với các bệnh lý nghiêm trọng như tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, cần phối hợp giữa sử dụng các thảo dược thiên nhiên với các biện pháp điều trị chuyên sâu theo y học hiện đại để đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất.
Thành phần dinh dưỡng trong nước cốt trái nhàu
Do nước cốt trái nhàu thường được trộn với các loại nước trái cây khác hoặc thêm chất làm ngọt để che đi vị đắng và mùi hôi của nó. Nên thành phần dinh dưỡng của mỗi ly nước ép trái nhàu sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo thành phần dinh dưỡng trong một ly nước ép trái nhàu 100ml với 89% nước trái nhàu, 11% nước ép nho và quả việt quất thông qua sản phẩm Tahitian Noni Juice – được sản xuất bởi Morinda, Inc. – là thương hiệu phổ biến nhất trên thị trường và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu, như sau:
Các chất dinh dưỡng trong 3,5 ounce (100 ml) có trong nước ép trái nhàu là: Lượng calo: 47 calo; Carbs: 11 gram; Chất đạm: dưới 1 gam; Chất béo: dưới 1 gam; Đường: 8 gam; Vitamin C: 33% lượng tiêu thụ hàng ngày (RDI); Biotin: 17% RDI; Folate: 6% RDI; Magiê: 4% RDI; Kali: 3% RDI; Canxi: 3% RDI; Vitamin E: 3% RDI
Công dụng của nước ép trái nhàu
GIẢM ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Tiêu thụ nước cốt nhàu tốt cho những người đau khớp vì nó có đặc tính giảm đau, chống viêm có thể kiểm soát cơn đau. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tiềm năng của Nước Cốt Nhàu đối với khớp. Cụ thể, những người bị thoái hóa đốt sống cổ cho biết đã giảm đau cổ hoàn toàn sau khi uống nước ép cốt nhàu 2 lần mỗi ngày trong 1 tháng.
GIẢM TÁC HẠI TỪ THUỐC LÁ
Nhiều nghiên cứu cho thấy thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như nước cốt trái nhàu có thể giảm stress oxy hóa và tổn thương tế bào, đặc biệt là tổn thương tế bào do thuốc lá.
Tuy nhiên uống nước cốt nhàu không nhằm mục đích thay thế cho việc cai thuốc lá. Bạn vẫn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh.
KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể cân nhắc đến việc uống nước cốt trái nhàu nhằm hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn cũng như giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng không mong muốn. Nước cốt từ trái nhàu còn có tác dụng tăng cường độ nhạy cảm với insulin và kích thích quá trình hấp thu glucose.
TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG
Các chất chống oxy hóa chính trong nước cốt trái nhàu có thể kể đến là beta carotene, iridoid, vitamin C và E. Nhờ hàm lượng Vitamin C cao. Tiêu thụ nhàu thường xuyên giúp tăng hoạt động chống oxy hóa của cơ thể và khả năng miễn dịch.
Cách sử dụng nước cốt trái nhàu hợp lý
Đối với trẻ tuổi, khỏe mạnh: mỗi ngày nên uống khoảng 30 ml và uống như nước giải khát trong ngày.
Đối với người lớn tuổi hơn: nên uống mỗi ngày 60 ml, chia làm 2 lần vào buổi sáng và cuối chiều.
Đối với người có bệnh mãn tính như đau nhức xương khớp, tiểu đường, tăng huyết áp,… thì có thể sử dụng theo liều lượng hợp lý từ 18-240 ml/ ngày.
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm từ quả Nhàu sử dụng và tặng người thân, khách hàng…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://nonifruit.vn/ – Zalo 0972 678 860 để có thể mua được hơn 30 sản phẩm chiết xuất từ quả Nhàu ( Noni fruit ) tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Xin chân thành cảm ơn!
Tin liên quan
Trái nhàu có trị tiểu đường không?
Trái nhàu không phải là một phương pháp điều trị dứt điểm tiểu đường, nhưng nó có thể là một thực phẩm hỗ trợ hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh. Với các đặc tính như cải thiện độ nhạy insulin, giảm ...
Xem thêmCông dụng trái nhàu tươi
Nhờ vào hoạt chất scopoletin, trái nhàu hỗ trợ giãn mạch máu, điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch. Đây là một lựa chọn tự nhiên giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu ...
Xem thêmTrái nhàu chữa được bệnh gì ?
Nước cốt Trái Nhàu còn giúp điều chỉnh để làm hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn bằng cách tăng cường hoạt động của các hệ thống chức năng và kích thích hoạt động của các bộ phận còn ...
Xem thêmNước cốt nhàu có giảm mệt mỏi? công dụng nước cốt nhàu
Một số nghiên cứu còn cho thấy, nước trái nhàu sẽ làm giảm Những bệnh nhân đang bị bệnh đái tháo đường cũng có thể cân nhắc đến việc uống nước ép trái nhàu nhằm giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt ...
Xem thêmMách bạn cách sử dụng trái nhàu trị bướu cổ tại nhà rất hay
Các hoạt chất Flavonoid trong quả Nhày kích thích tăng sinh tế bào lympho và tăng sản xuất cytokine (IL-2 và IFN-γ), và kích thích biểu hiện Tyrosine Hydroxylase, các yếu tố tăng trưởng thần kinh và ...
Xem thêm