Danh mục
Hỗ trợ trực tuyến
Tin tức
Trái nhàu có thể tăng sức đề kháng như thế nào
Sự có mặt của Flavonoid trong dịch chiết quả Nhàu ...
Cây nhàu trồng được ở những nơi nào
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Nhàu mọc hoang ...
Nước cốt nhàu không chỉ chữa bệnh mà còn có tác dụng làm đẹp
Tăng cường miễn dịch
Các hoạt chất Flavonoid ...
Bảo vệ sức khỏe cùng với nước cốt nhàu
Nước cốt nhàu tuy tốt nhưng phải biết cách sử ...
Bài thuốc dân gian chữa đau đầu
Bài thuốc trị đau nửa đầu và đau đầu kinh ...
Công dụng nước cốt nhàu, những ai nên uống.
Đối với những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì nên ...
Cách làm nước cốt nhàu đơn giản, dễ làm
Làm nước cốt quả Nhàu:
Sử dụng 1kg quả Nhàu tươi, ...
Thành phần của trái nhàu có lợi như thế nào?
Hoạt động P-ase của quả Nhàu cũng rất cao ...
Công dụng, cách làm nước cốt nhàu nguyên chất.
Nhàu từ lâu đã được săn đón rất nhiều không những thế còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Người ta còn dùng trái nhàu ép thành nước cốt nhàu, vậy nước cốt nhàu có tác dụng gì đối với sức khỏe? Để hiểu thêm về nước cốt nhàu mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Trái nhàu đã được dùng để chữa bệnh từ rất lâu nhưng ngày nay chủ yếu sử dụng làm nước ép. Nước ép từ trái nhàu chứa nhiều chất chống oxy hóa và có một số lợi ích tốt cho sức khỏe. Nước cốt nhàu được làm từ quả nhàu xay nhuyễn rồi lọc bỏ hạt. Bạn cũng có thể mua nước ép trái nhàu bán sẵn hoặc ở dạng chiết xuất.
Cây nhàu là cây thân gỗ cao chừng 4-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp dọc bờ sông bờ suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối, hình bầu dục rộng, có góc ở gốc, nhọn ở đầu, dài 12-30cm, rộng 6-15cm, bóng loáng, dạng màng. Hoa trắng, hợp thành đầu, đường kính 2-4cm, nở vào tháng 1-2.
Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5-6cm; gồm nhiều quả mọng nhỏ, màu vàng lục nhạt, bóng, dính với nhau. Quả chín vào tháng 7-8. Ruột quả có một lớp cơm mềm, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài chừng 6-7mm, ngang chừng 4-5mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ.
Nước cốt nhàu là một sản phẩm được chắt lọc từ những trái nhàu chín qua một quá trình ngâm, tất cả những dưỡng chất của nó vẫn được lưu giữ và còn dễ sử dụng hơn rất nhiều. Nhiều người ban đầu khi sử dụng nước cốt nhàu uống sẽ cảm thấy nó hơi khó ngửi, do có mùi hắc từ trái nhàu. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng bạn sẽ hoàn toàn yêu thích hương vị ấy. Không những thế tác dụng của nước cốt nhàu mang lại sẽ giúp bạn không thể nào nỡ từ chối một sản phẩm tốt và an toàn như vậy.
Giá trị dinh dưỡng của trái nhàu
Trong y học dân gian, quả nhàu là loại quả có vị hăng nồng, tính mát, trị nhức mỏi xương khớp, thường được dùng dưới dạng quả chín phơi khô, ngâm rượu hoặc sắc nước uống… Rễ nhàu có vị hơi đắng, tính ấm nhưng đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh, mất ngủ, đau lưng, nhức mỏi tay chân có thể thái rễ thành những lát mỏng, phơi khô và mỗi lần dùng khoảng 20gr sắc ngâm rượu hoặc phối hợp vị thuốc khác ngâm rượu uống.
Giống như những loại nước ép trái cây khác, nước trái nhàu cũng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như sau: calo, carbs, protein, chất béo, đường, vitamin C, biotin, magiê, kal, canxi, vitamin E… Ngoài ra, quả nhàu còn là nguồn cung cấp biotin và folate (vitamin B9), đây đều là những thành phần đóng vai trò quan trọng trong cơ thể bạn, bao gồm giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, hỗ trợ tóc và móng chắc khỏe.
Bên cạnh đó, nghiên cứu tại trường Đại học Y khoa Illinois, Rockford, Hoa Kỳ, đã chứng minh rằng uống nước trái nhàu sẽ giúp giảm mức cholesterol LDL (cholesterol có hại), tổng hàm lượng cholesterol, homocysteine. Đồng thời, nước trái nhàu còn cải thiện mức cholesterol HDL (cholesterol có lợi) trong cơ thể.
Giảm các triệu chứng của cơ xương khớp
Việc tiêu thụ nước ép trái nhàu còn hỗ trợ giảm đau cho người mắc phải các tình trạng viêm như viêm khớp nhờ vào các hợp chất kháng viêm.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng hiệu quả cải thiện tình trạng cơ xương khớp của thức uống này. Thậm chí, công dụng của nước trái nhàu còn ngang bằng với một số loại thuốc giảm đau nổi tiếng có bán trên thị trường.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường cũng có thể cân nhắc đến việc uống nước ép trái nhàu nhằm hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt hơn cũng như giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng không mong muốn. Nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng thức uống này giúp giảm mức độ glycosylated hemoglobin, triglyceride huyết thanh và cholesterol lipoprotein trong cơ thể.
Ngoài ra, nước ép từ trái nhàu còn có tác dụng tăng cường độ nhạy cảm với insulin và kích thích quá trình hấp thu glucose.
Nước trái nhàu đẩy lùi mệt mỏi
Nước trái nhàu là một bài thuốc dân gian để đẩy lùi cảm giác mệt mỏi mà bạn không thể bỏ qua. Thức uống này sẽ giúp bạn chống lại tình trạng suy nhược cơ thể nói chung và nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như mức năng lượng. Từ đó, uống nước quả nhàu giúp tăng cường khả năng chịu đựng, hiệu suất hoạt động thể chất.
Cải thiện trí nhớ
Công dụng của trái nhàu còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu đã gợi ý rằng thức uống bổ dưỡng này khuyến khích lưu lượng máu đến não và giúp cải thiện chức năng bộ nhớ, giúp bạn duy trì được trạng thái minh mẫn mà không bị ảnh hưởng đến yếu tố tuổi tác.
Tốt cho da
Nước trái nhàu là một biện pháp hay trong việc làm đẹp và chăm sóc da. Nhiều nghiên cứu cho thấy nước ép loại quả này rất giàu thành phần hóa học có tác dụng kích thích sản xuất collagen và ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn trên da.
Bên cạnh đó, các đặc tính chống vi khuẩn và chống viêm của trái nhàu sẽ hoạt động ở cấp độ tế bào và rất hữu ích trong việc chữa các chứng rối loạn da khác nhau bao gồm mụn trứng cá, bỏng, dị ứng da và nổi mề đay.
Ngoài ra, sự hiện diện của các axit béo thiết yếu và nồng độ cao của những thành phần có lợi trong quả nhàu sẽ hỗ trợ trung hòa các tế bào bất thường. Nhờ đó, nước ép quả nhàu giúp phục hồi cũng như duy trì sự trẻ trung, khỏe mạnh của làn da.
Tăng tốc quá trình hồi phục, tăng sức đề kháng
Nước trái nhàu có hiệu quả trong việc tăng tốc độ chữa lành vết thương. Đó là nhờ vào các hợp chất kháng viêm tốt, từ đó khuyến khích cơ thể sản xuất thêm các mô và protein. Ngoài ra, thức uống này còn mang đến hiệu quả trong việc chống lại nhiễm trùng và các bệnh liên quan, từ đó nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bên cạnh những lợi ích trên thì tác dụng của quả nhàu khi được sử dụng dưới dạng nước gồm:
Hạ sốt
Bảo vệ gan
Giảm stress
Giảm chuột rút
Ngăn ngừa ung thư
Trị kích ứng da đầu
Cải thiện chứng khó tiêu.
Cách dùng trái nhàu chữa bệnh
Trái nhàu có nhiều công dụng cho sức khỏe và được nhiều gia đình tin dùng để phòng, hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, để trái nhàu phát huy tối đa công dụng bạn cần biết cách dùng đúng, chuẩn. Dưới đây là một số cách sơ chế và sử dụng trái nhàu để phòng ngừa bệnh tật.
Dùng trực tiếp trái nhàu tươi
Dùng trái nhàu tươi là cách được nhiều người lựa chọn. Cách dùng này rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn những quả nhàu già – quả chuyển sang màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Rửa sạch rồi chấm muối ăn. Hoặc cũng có thể đem trái nhàu già nướng chín rồi ăn để hỗ trợ điều trị kiết lị, ho, hen và cảm. Bài thuốc đơn giản này cũng rất tốt với những người bị tiểu đường hoặc phù nhẹ do tim mạch.
Chị em phụ nữ có thể trị mụn bằng quả nhàu già. Chỉ cần cắt 1/2 trái nhàu, rửa sạch, cắt lát, đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng gạc băng kín lại, để khoảng 1 – 2 giờ. Ngày thực hiện khoảng 2 – 3 lần để nốt mụn mau lành, nhanh lên da non và hạn chế để lại sẹo.
Dùng trái nhàu khô
Để bảo quản và sử dụng trái nhàu trong thời gian dài thì bạn có thể sơ chế thành trái nhàu khô. Chỉ cần lấy quả nhàu (có thể dùng cả quả non và quả già nhưng nên phân riêng ra từng loại), rửa sạch, để ráo nước, cắt đôi hoặc thái nhỏ rồi phơi, sấy khô.
Cho trái nhàu khô vào túi ni lông dày, bọc kỹ để bảo quản. Khi dùng chỉ cần cho vào nồi sắc lấy nước uống là được. Với trái nhàu đã thái nhỏ rồi mới phơi thì có thể cho ngay vào ấm, rót nước sôi vào để pha như pha trà. Nước nhàu khô có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xương khớp và phong thấp rất tốt.
Ngâm rượu nhàu
Sau khi làm trái nhàu khô, nếu không muốn bỏ thời gian ra sắc hoặc pha nước nhàu thường xuyên thì có thể ngâm rượu nhàu để uống. Nếu uống điều độ thì loại rượu này có thể tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất tốt.
Để làm rượu nhàu, tốt nhất bạn nên chọn nhàu khô dạng miếng như trái nhàu khô Noni Green. Đem rửa sạch, đổ ra chỗ thoáng gió cho miếng nhàu khô lại. Sau đó, bỏ tất cả nhàu khô vào bình thủy tinh, đổ rượu cho kín miếng nhàu là được. Nên lưu ý, rượu để ngâm rượu nhàu phải là rượu trắng 40 độ. Nếu dùng rượu nếp thì càng tốt. Ngâm xong để ở nơi khô ráo, thoáng mát, thỉnh thoảng lắc đều cả bình. Sau 3 – 4 tháng là dùng được. Mỗi bữa nên dùng từ 1 – 2 chén rượu nhàu nhỏ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Làm nước cốt trái nhàu
Bạn cũng có thể làm nước cốt trái nhàu để hoạt huyết, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm đau nhức mỏi chân tay, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tháo đường, cao huyết áp. Cách làm nước cốt trái nhàu cũng rất đơn giản. Chỉ cần lấy 1kg trái nhàu tươi, rửa sạch, để cho ráo hết nước rồi cắt miếng, cho vào máy xay, xay nhuyễn.
Trộn trái nhàu đã xay với 200g đường cát trắng rồi cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín 5 ngày. Cho thêm 1,2 lít rượu trắng loại 40 độ vào hỗn hợp trên. Sau đó, trộn đều rồi ép lấy nước cốt trái nhàu. Đổ nước cốt nhàu vào lọ thủy tinh sạch, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách sử dụng nước cốt trái nhàu hợp lý
- Đối với những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì nên uống mỗi ngày khoảng 30ml. Có thể uống thường xuyên và thoải mái chọn uống nước cốt trái nhàu nguyên chất hoặc pha như nước giải khát.
- Đối với người lớn tuổi hơn thì nên uống khoảng 60ml mỗi ngày. Chia thành 2 buổi là buổi sáng và cuối chiều. Khi uống nên uống nước cốt trái nhàu nguyên chất hoặc pha thêm với nước ấm.
- Nếu bắt đầu chữa bệnh bằng nước cốt từ quả nhàu thì tháng đầu tiên có thể uống khoảng 160ml/ ngày. Tháng thứ 2 nếu thấy tình trạng bệnh thuyên giảm (ví dụ bệnh nhân cao huyết áp thấy huyết áp có xu hướng giảm, ổn định) thì có thể hạ bớt lượng nước cốt trái nhàu uống hàng tháng.
- Những người bị chấn thương đột ngột hoặc phải giải phẫu có thể uống khoảng 180 – 240ml/ ngày. Sau đó uống đều đặn từ 90 – 120ml/ ngày. Bởi nhàu có nhiều hoạt chất có thể tái tạo tế bào và giúp vết thương, bầm tím, huyết ứ mau lành.
- Nhóm người mắc các chứng bệnh như mãn tính, huyết áp hay các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư thì có thể uống nước cốt trái nhàu thường xuyên theo liều lượng từ 18 – 240ml/ ngày.
Nguồn: Internet
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm từ quả Nhàu sử dụng và tặng người thân, khách hàng…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://nonifruit.vn/ – Zalo 0973 765 730 để có thể mua được hơn 30 sản phẩm chiết xuất từ quả Nhàu ( Noni fruit ) tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Xin chân thành cảm ơn!
Tin liên quan
Trái nhàu có thể tăng sức đề kháng như thế nào
Sự có mặt của Flavonoid trong dịch chiết quả Nhàu thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh với các loại vi sinh vật kiểm định. Trong đó đáng chú ý là 2 loại vi khuẩn gồm Staphylococcus aureus và ...
Xem thêmCây nhàu trồng được ở những nơi nào
Phân bố, thu hái, chế biến Cây Nhàu mọc hoang nhiều tại vùng Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Ở nước ta, loài thực vật này phân bố chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ như ...
Xem thêmNước cốt nhàu không chỉ chữa bệnh mà còn có tác dụng làm đẹp
Tăng cường miễn dịch Các hoạt chất Flavonoid trong quả Nhày kích thích tăng sinh tế bào lympho và tăng sản xuất cytokine (IL-2 và IFN-γ), và kích thích biểu hiện Tyrosine Hydroxylase, các yếu tố tăng ...
Xem thêmBảo vệ sức khỏe cùng với nước cốt nhàu
Nước cốt nhàu tuy tốt nhưng phải biết cách sử dụng sao cho đúng nhất và có hiệu quả nhất. Khi sử dụng thì bạn nên dùng khi bụng đói, uống từng ngụm nhỏ đồng thời giữ ở trong lưỡi hay cuống họng một ...
Xem thêmBài thuốc dân gian chữa đau đầu
Bài thuốc trị đau nửa đầu và đau đầu kinh niên Bài thuốc gồm: 20g quả Nhàu, 12g Rau má, 12g Củ gấu, 10g Hau muôi trần. Cho thang thuốc vào 500ml nước lọc sắc còn 250ml nước thuốc. Mỗi ngày uống 2 lần ...
Xem thêm