Danh mục
Hỗ trợ trực tuyến
Tin tức
Trái nhàu có thể tăng sức đề kháng như thế nào
Sự có mặt của Flavonoid trong dịch chiết quả Nhàu ...
Cây nhàu trồng được ở những nơi nào
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Nhàu mọc hoang ...
Nước cốt nhàu không chỉ chữa bệnh mà còn có tác dụng làm đẹp
Tăng cường miễn dịch
Các hoạt chất Flavonoid ...
Bảo vệ sức khỏe cùng với nước cốt nhàu
Nước cốt nhàu tuy tốt nhưng phải biết cách sử ...
Bài thuốc dân gian chữa đau đầu
Bài thuốc trị đau nửa đầu và đau đầu kinh ...
Công dụng nước cốt nhàu, những ai nên uống.
Đối với những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì nên ...
Cách làm nước cốt nhàu đơn giản, dễ làm
Làm nước cốt quả Nhàu:
Sử dụng 1kg quả Nhàu tươi, ...
Thành phần của trái nhàu có lợi như thế nào?
Hoạt động P-ase của quả Nhàu cũng rất cao ...
Khoai Tây mọc mầm độc như thế nào?
Nếu bạn lưu trữ khoai tây quá lâu chúng sẽ bắt đầu nảy mầm, một số người cho rằng khoai tây mọc mầm hoàn toàn có thể an toàn để ăn, chỉ cần bạn cắt bỏ mầm đó đi. Một số người khác lại cho rằng mầm khoai tây rất độc hại và dễ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong.
1. Tại sao khoai tây mọc mầm lại nguy hiểm?
Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, đây chính là hai hợp chất glycoalkaloid tự nhiên được tìm thấy ở một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Với một lượng nhỏ, glycoalkaloids có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các lợi ích này bao gồm đặc tính kháng sinh, tác dụng hạ đường huyết và hạ cholesterol. Tuy nhiên, với một hàm lượng cao, chúng có thể trở nên độc hại.
Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.
Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.
2. Bạn có thể loại bỏ các hợp chất độc hại từ khoai tây mọc mầm?
Glycoalkaloids tập trung nhiều trong lá, hoa, mắt và mầm khoai tây. Ngoài việc nảy mầm, khoai tây bị dập nát, khoai tây có màu xanh cũng là dấu hiệu chúng có hàm lượng glycoalkaloid cao. Do đó, loại bỏ mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hoặc các phần bị dập sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm độc từ việc ăn khoai tây.
Bên cạnh đó, cách thức bạn chế biến cũng có thể làm giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây. Cụ thể, nếu bạn chiên thì lượng glycoalkaloid có thể giảm xuống. Tuy nhiên nếu bạn luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng thì không mang lại tác dụng kể trên. Tuy nhiên kết quả nêu trên vẫn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định. Vì thế một số chuyên gia bảo vệ quan điểm của họ rằng để an toàn thì tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc khoai tây đã mọc mầm.
3. Làm thế để tránh khoai tây mọc mầm?
Một trong những cách tốt nhất để tránh ăn phải khoai tây nảy mầm là tránh dự trữ chúng và chỉ mua chúng khi bạn định nấu chúng thành các món ăn trong một vài ngày sắp tới.
Nếu bạn định dự trữ khoai tây thì đầu tiên là bạn nên chắc chắn bạn đã loại bỏ những củ khoai tây hỏng và những củ khoai tây bạn mang đi dự trữ được giữ hoàn toàn khô ráo (nước có thể kích thích sự nảy mầm của khoai tây). Sau đó hãy mang bảo quản các củ khoai tây này ở nơi hoàn toàn khô ráo và thoáng mát.
Một số nhà khoa học khuyên rằng bạn nên tránh bảo quản khoai tây cùng với hành tây, vì đặt hai loại này gần nhau có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm. Mặc dù, hiện tại chưa có nghiên cứu chính thức về hiện tượng nêu trên nhưng bạn có thể thử và quan sát kết quả thu được.
Theo:https://www.vinmec.com/
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm từ quả Nhàu sử dụng và tặng người thân, khách hàng…Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://nonifruit.vn/ để có thể mua được hơn 30 sản phẩm chiết xuất từ quả Nhàu ( Noni fruit ) tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Xin chân thành cảm ơn!
Shop Trái Nhàu A ĐẠT I Noni Fruit Mart I Công dụng của quả Nhàu I Bán các sản phảm từ quả Nhàu
Tin liên quan
Trái nhàu có thể tăng sức đề kháng như thế nào
Sự có mặt của Flavonoid trong dịch chiết quả Nhàu thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh với các loại vi sinh vật kiểm định. Trong đó đáng chú ý là 2 loại vi khuẩn gồm Staphylococcus aureus và ...
Xem thêmCây nhàu trồng được ở những nơi nào
Phân bố, thu hái, chế biến Cây Nhàu mọc hoang nhiều tại vùng Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Ở nước ta, loài thực vật này phân bố chủ yếu tại các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ như ...
Xem thêmNước cốt nhàu không chỉ chữa bệnh mà còn có tác dụng làm đẹp
Tăng cường miễn dịch Các hoạt chất Flavonoid trong quả Nhày kích thích tăng sinh tế bào lympho và tăng sản xuất cytokine (IL-2 và IFN-γ), và kích thích biểu hiện Tyrosine Hydroxylase, các yếu tố tăng ...
Xem thêmBảo vệ sức khỏe cùng với nước cốt nhàu
Nước cốt nhàu tuy tốt nhưng phải biết cách sử dụng sao cho đúng nhất và có hiệu quả nhất. Khi sử dụng thì bạn nên dùng khi bụng đói, uống từng ngụm nhỏ đồng thời giữ ở trong lưỡi hay cuống họng một ...
Xem thêmBài thuốc dân gian chữa đau đầu
Bài thuốc trị đau nửa đầu và đau đầu kinh niên Bài thuốc gồm: 20g quả Nhàu, 12g Rau má, 12g Củ gấu, 10g Hau muôi trần. Cho thang thuốc vào 500ml nước lọc sắc còn 250ml nước thuốc. Mỗi ngày uống 2 lần ...
Xem thêm